Đan Mạch giúp Việt Nam không mất hàng tỉ USD vì thất thoát, lãng phí nông sản

Chi tiết - Đan Mạch giúp Việt Nam không mất hàng tỉ USD vì thất thoát, lãng phí nông sản

Đan Mạch giúp Việt Nam không mất hàng tỉ USD vì thất thoát, lãng phí nông sản

Đan Mạch giúp Việt Nam không mất hàng tỉ USD vì thất thoát, lãng phí nông sản

Sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn vì biến đổi khí hậu, nhưng thất thoát sau thu hoạch khiến Việt Nam mất 3,9 tỉ USD mỗi năm. Đan Mạch có kế hoạch góp phần giúp Việt Nam hạn chế được điều đó.

 

Thăm Việt Nam từ ngày 14 đến 16-5 của Bộ trưởng Thực phẩm, Nông nghiệp và Thủy sản Đan Mạch (từ đây gọi tắt là Bộ Nông nghiệp – PV) Jacob Jensen được hộ tống bởi phái đoàn đông đảo các doanh nghiệp nước này.
Đây là những công ty và nhà sản xuất có các giải pháp hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên nông nghiệp và thực phẩm…
Câu chuyện Đan Mạch
Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng hiện rõ, câu hỏi mà Việt Nam cùng nhiều nước đặt ra là làm thế nào để sử dụng lượng nước, phân bón và đất ít hơn mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu?


Con số 3,9 tỉ USD – tương đương 12% GDP ngành nông nghiệp Việt Nam – được nêu ra tại một hội nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 11 năm ngoái, khiến việc tìm giải pháp càng thêm cấp thiết.
Đan Mạch có câu trả lời và mong muốn góp phần hỗ trợ Việt Nam. Với diện tích lãnh thổ chính chỉ nhỉnh hơn Đồng bằng sông Cửu Long, quốc gia này đã sản xuất lương thực nhiều gấp ba lần mức tiêu thụ của toàn dân, trong khi lượng khí phát thải carbon giảm xuống mức thấp nhất châu Âu.
“Đan Mạch là quốc gia đi đầu trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp bền vững suốt nhiều thập kỷ. Kể từ năm 1990, lượng khí thải nitrogen và khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp đã giảm, trong khi sản lượng tăng lên”, Bộ trưởng Jensen nêu vấn đề


Theo ông Jensen, nhiều phương pháp giúp tăng năng suất, cải thiện chất lượng nông sản nhưng đồng thời giảm tiêu thụ nước và năng lượng đã được Đan Mạch tích lũy trong quá trình thực hiện chuyển đổi xanh và sản xuất thực phẩm bền vững. Ông mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm này và “truyền cảm hứng” cho sự hợp tác sâu rộng hơn với các đối tác Việt Nam.
Đồng thời, chuyến đi còn nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, đặc biệt trong nông nghiệp. “Cam kết của Việt Nam về giảm phát thải và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đã thu hút các nhà đầu tư Đan Mạch, đưa chúng tôi trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất châu Âu với khoảng 135 công ty tại Việt Nam”, ông Jensen trả lời
Kế hoạch 3 năm hỗ trợ Việt Nam
“Tôi tin rằng Đan Mạch và Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm canh tác hiệu quả. Sự hợp tác của chúng tôi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là nền tảng quan trọng cho mục tiêu này”, Bộ trưởng Jensen bày tỏ với Tuổi Trẻ Online.
Những kỳ vọng trên được Bộ trưởng Jensen đề cập khi gặp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan ngày 14-5 tại Hà Nội. Nhân dịp này, hai bộ trưởng đã chứng kiến ký kết giai đoạn 3 của chương trình hợp tác ngành chiến lược về thực phẩm giữa Việt Nam và Đan Mạch.
Giai đoạn 1 bắt đầu vào năm 2017, tập trung cải thiện các điều kiện cơ bản để phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Giai đoạn 2 vừa kết thúc, hướng tới nâng cao năng lực cán bộ địa phương trong toàn bộ các bước của chuỗi thực phẩm.


Còn ở giai đoạn 3 từ năm 2024 đến 2026, Đan Mạch sẽ tập trung vào quá trình chuyển đổi xanh trong nông nghiệp, cải thiện an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Đồng thời, nước này sẽ hỗ trợ xây dựng các quy định và sáng kiến xây dựng cơ sở vật chất, các chiến lược nhằm giảm thất thoát và lãng phí nông sản thực phẩm.
“Điều này bao gồm khả năng sử dụng côn trùng làm protein trong thức ăn, đồng thời đảm bảo an toàn cho con người và động vật. Dự án cũng tập trung vào việc giảm thất thoát và lãng phí lương thực, phù hợp với mục tiêu của Việt Nam về một hệ thống thực phẩm bền vững và linh hoạt hơn”, Bộ trưởng Jensen chia sẻ.
Việt Nam và Đan Mạch cách nhau rất xa về mặt địa lý, nhưng cả hai nước đều đang phải đối mặt với những thách thức giống nhau. Do đó, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp Đan Mạch mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác để sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và thông minh để nâng cao năng lực cạnh tranh và tính bền vững.
“Đồng thời, việc xác định các sản phẩm có nhu cầu cao và giá trị cao, đáp ứng các ưu tiên của EU đối với hàng hóa hữu cơ và bền vững có thể mở ra những cơ hội mới cho Việt Nam”, ông Jensen khẳng định

Rời Hà Nội, Bộ trưởng Jensen vào miền Nam từ ngày 15-5 và thăm Food Bank Việt Nam, một đối tác quan trọng trong lĩnh vực giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm. Theo thông tin từ Đại sứ quán Đan Mạch, ông Jensen cũng thăm một trang trại nuôi cá tra ở Tiền Giang và một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản tại Bến Tre.

Sản phẩm nổi bật

Xem sản phẩm dành riêng cho bạn
Danh mục SP - 1

Danh mục SP - 1

Danh mục SP – 2

Danh mục SP – 2

Sản phẩm Liên Doanh

Sản phẩm Liên Doanh

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Bón phân theo nguyên tắc 4 đúng

Bón phân theo nguyên tắc 4 đúng

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới

HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU 50% DIỆN TÍCH TRỒNG TRỌT SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ

HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU 50% DIỆN TÍCH TRỒNG TRỌT SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ

HƯỚNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG

HƯỚNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG

HƯỚNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP XANH, SẠCH, BỀN VỮNG BẰNG PHÂN BÓN HỮU CƠ

HƯỚNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP XANH, SẠCH, BỀN VỮNG BẰNG PHÂN BÓN HỮU CƠ