Nông dân Hà Tĩnh đội mưa túc trực cứu rau màu

Chi tiết - Nông dân Hà Tĩnh đội mưa túc trực cứu rau màu

Nông dân Hà Tĩnh đội mưa túc trực cứu rau màu

Mục lục

Do ảnh hưởng bão số 4, những ngày qua trên địa bàn Hà Tĩnh đã có mưa to, gió lớn, nông dân phải đội mưa để thực hiện các biện pháp bảo vệ rau màu.

Trời dồn dập mưa khiến ông Tôn Văn Thành ở thôn Làng Lau, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc) như ngồi trên đống lửa. Lo lắng cho 3 sào hành tăm đã xuống giống trước đó, từ sáng sớm, ông Thành đã đội mưa, vác cuốc ra đồng kiểm tra. Vừa tích cực khơi thông dòng chảy, ông Thành vừa nói: “Vùng đất màu này khá cao ráo, tuy nhiên mấy ngày qua mưa liên tục, nước không thoát kịp nên bị ngập. Vì vậy tôi phải tranh thủ ra tháo nước, vét luống, mở rộng mương thoát giúp nước rút nhanh nhất. Dù hành tăm khi gieo trỉa đã được tấp tủ khá kỹ nhưng mưa lớn kèm gió mạnh nên vẫn bị sạt luống và xói đất. Bởi vậy chờ hết mưa, chúng tôi sẽ vun luống và tấp tủ lại để hành phát triển tốt”.

Là vựa rau giống lớn của tỉnh, trước đó, bà con nông dân thôn Hồng Lĩnh (xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc) đã chủ động xuống giống các loại rau để kịp cung ứng cho bà con trồng trong vụ đông. Lường trước thời tiết bất lợi sẽ xảy ra nên hầu hết các diện tích rau màu ở vùng này đều được làm vòm che phủ nilon cẩn thận. Tuy nhiên, do mưa lớn kèm gió lốc mạnh nên hầu hết nilon bị tốc bay và sập cả vòm che, nhiều diện tích rau màu bị sạt lở luống, cây rau dập nát. Hiện bà con khẩn trương khắc phục.

Đang phải bám ruộng để bảo vệ số cây đã xuống giống khỏi những cơn mưa xối xả có thể ập đến bất cứ lúc nào, chị Tôn Thị Chín (thôn Hồng Lĩnh) chia sẻ: “3 sào cây rau giống với nhiều loại như súp lơ, su hào, bắp cải, cải mồng gà, cà chua… được xuống giống từ đầu tháng 9, nay đã lên xanh, khoảng 1 tuần nữa là xuất bán được cây giống nên gia đình rất lo lắng vì mấy ngày qua mưa lớn. Vợ chồng tôi phải túc trực thường xuyên để che chắn nilon, giảm thiệt hại vườn rau giống. Cùng với đó, khơi thông dòng chảy giúp ruộng thoát nước nhanh, tránh ngập úng phần rễ. Hễ trời ngớt mưa là tôi lại tháo nilon ra để cây được quang hợp, xới qua tầng đất mặt để cung cấp oxy cho rễ cây”.

Toàn thôn Hồng Lĩnh có 24 hộ sản xuất cây giống rau, củ, quả với diện tích hơn 2ha. Nhiều năm qua, thôn Hồng Lĩnh đã trở thành trung tâm sản xuất cây giống rau, củ, quả lớn nhất huyện Can Lộc. Trước thời tiết bất lợi, bà con nông dân ở đây cố gắng duy trì, bảo vệ vườn rau để đảm bảo cung cấp nguồn cây rau giống cho hàng trăm ha vụ đông trong và ngoài tỉnh.

Tại các vùng trồng rau khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, người dân cũng khẩn trương thực hiện các biện pháp chăm sóc rau sau mưa.

Trên cánh đồng rau thôn Bắc Bình, xã Tượng Sơn (huyện Thạch Hà), bà con nông dân đang tích cực tiêu thoát nước để đảm bảo cho cây sinh trưởng.

Bà Nguyễn Thị Lài (thôn Bắc Bình) cho hay: “Nhà tôi có 2 luống rau cải đang thu hoạch và 2 luống dưa chuột bắt đầu leo giàn nhưng gặp mưa lớn nên các luống bị ngập nước. Mấy hôm trời mưa, nhờ luống được tấp tủ nilon, đồng thời tôi tích cực vét mương rãnh giúp tiêu thoát nước nhanh nên cơ bản cây không bị ảnh hưởng nhiều. Khi đợt mưa lớn này kết thúc tôi sẽ bón phân, làm tơi đất để tăng sức sinh trưởng cho cây. Diện tích trồng cà bị ngập sâu hơn, do cây cà dừa không chịu được ngập úng nên chắc khó cứu được. Vì thế tôi đang kiểm tra để thu hoạch hết số quả trên cây, chờ tạnh ráo sẽ nhổ bỏ, xử lý đất kỹ trước khi trồng lại”.

Theo Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, toàn tỉnh hiện đã xuống giống 735ha rau các loại, chủ yếu tại Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh… Mưa lớn những ngày qua đã tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau. Người dân cần thực hiện ngay các biện pháp chăm sóc cây trồng sau mưa bão theo chỉ đạo của ngành chuyên môn.

Theo đó, cần chủ động mở rộng rãnh thoát nước, xới xáo phá bỏ lớp váng khi bị ngập úng để đất thoáng, cung cấp oxy cho rễ cây; lên luống đất cao, vùn đất, bón phân nhằm tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho cây. Sau mưa cây dễ bị nấm và sâu bệnh, nên bà con cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật như ngành chuyên môn hướng dẫn và phun phòng trừ theo quy định.

Ông Phan Văn Huân – Trưởng phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh cho biết: Sản xuất rau củ phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tính rủi ro cao, đặc biệt vụ đông thường chịu ảnh hưởng mưa lũ đầu vụ, rét đậm, rét hại cuối vụ. Bởi vậy, các địa phương cần bám sát thực tiễn sản xuất, chủ động kế hoạch sản xuất trước diễn biến phức tạp của thời tiết.

Ngoài ra, cần bố trí thời vụ hợp lý, đa dạng hóa phương thức canh tác đối với các loại rau củ như trồng gối, trồng thuần, trồng xen… để né tránh thiên tai và thuận lợi trong tiêu thụ theo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai xảy ra, nông dân cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, phải tấp tủ, che phủ nilon, đồng thời cần đẩy mạnh đầu tư sản xuất rau củ trong nhà lưới, nhà màng… nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thời tiết bất lợi.

Sản phẩm nổi bật

Xem sản phẩm dành riêng cho bạn
Danh mục SP - 1

Danh mục SP - 1

Danh mục SP – 2

Danh mục SP – 2

Sản phẩm Liên Doanh

Sản phẩm Liên Doanh

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Bón phân theo nguyên tắc 4 đúng

Bón phân theo nguyên tắc 4 đúng

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới

HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU 50% DIỆN TÍCH TRỒNG TRỌT SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ

HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU 50% DIỆN TÍCH TRỒNG TRỌT SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ

HƯỚNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG

HƯỚNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG

HƯỚNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP XANH, SẠCH, BỀN VỮNG BẰNG PHÂN BÓN HỮU CƠ

HƯỚNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP XANH, SẠCH, BỀN VỮNG BẰNG PHÂN BÓN HỮU CƠ