1. Trang Chủ
  2. Góc Chia Sẻ
  3. Hướng phát triển ổn định cho người nông dân trong thời đại công nghệ.

Hướng phát triển ổn định cho người nông dân trong thời đại công nghệ.


Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số giải pháp phát triển nông nghiệp TRỌNG TÂM tiên tiến hiện đại nhất.

1. Tạo điều kiện người dân tiếp cận vốn

Phần lớn người dân sản xuất trồng trọt gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Một phần hiểu được điều đó, Ngân Hàng Nhà Nước đã đưa ra phương hướng chỉ đạo tổ chức tín dụng thực hiện theo cơ cấu có thời hạn trả nợ, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, tăng thêm nguồn vay mới cho người dân có thể an tâm ổn định sản xuất kinh doanh, đồng thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Triển khai thực hiện thêm giải pháp khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, rà soát đơn giản hóa thủ tục cho vay,…Để tạo điều kiện cho tất cả người dân đều có thể tiếp cận với vốn, hỗ trợ vay tín dụng được mở rộng mạng lưới ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa,…để tất cả bà con khu vực biết đến và chủ động vay mượn khi cần.

2. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào ngành nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách để bạn không phải đi sau thời đại. Để thúc đẩy công nghệ tiên tiến hiện đại, cần phải có sự kết hợp giữa nông dân, nhà khoa học và doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quan hơn, đưa ra phương án hiệu quả nhất giúp tăng năng suất chất lượng nông sản. Điển hình cho lĩnh vực trồng trọt cần phải ứng dụng rộng rãi giống cây trồng mới để tăng năng suất và chất lượng, khả năng chống sâu bệnh và từng bước nghiên cứu lai tạo ra các loại nông sản biến đổi gen cho ra giống tốt hơn.

3. Xóa bỏ tiêu cực tâm lý tiểu nông

Bên cạnh tâm lý tiểu nông có xu hướng tích cực như yêu nước gắn với làng, xã quê hương,…thì vẫn có nhiều mặt cần phải điều chỉnh gấp để đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển vượt bậc hơn. Để xóa bỏ tâm lý: nghĩ và làm theo kinh nghiệm, bảo thủ, thói quen, ngại thay đổi, không dám mạo hiểm, sáng tạo,…Cần phải có sự tuyên truyền vận động tích cực từ cơ quan chính quyền địa phương. Thường xuyên mở ra lớp tập huấn tại làng xã để giáo dục ý thức để người dân có thể tiếp thu thêm nhiều điều mới lạ, dám nghĩ, dám làm và thay đổi tư duy. Một trong những dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam đổi mới tốt hơn.


4. Xây dựng tập đoàn nông sản mạnh

Một trong những tiêu chí đề ra chính là hình thành nhiều tập đoàn nông sản lớn mạnh trong nền kinh tế hội nhập. Càng nhiều tập đoàn nông sản mạnh sẽ giúp cho nông sản Việt Nam dễ dàng ổn định và phát triển được thị trường trong nước và cạnh tranh được với nông sản Quốc Tế. Vì thế, Đảng và Nhà Nước đã có thêm chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn thúc đẩy liên doanh doanh hợp tác mở rộng sản xuất, chế biến, huy động vốn và đầu tư khắc phục được mong muốn nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, mở rộng quy mô, áp dụng được quy trình khép kín, bảo vệ môi trường, tăng năng suất và chất lượng.

Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn cũng được tuyên truyền mạnh cho người dân thu gom chất thải, xử lý đúng cách để không ảnh hưởng đến chất lượng đất đai. Đất càng sạch sẽ giúp cho mùa màng  bội thu hơn và đạt chất lượng cao, nên người dân càng phải chú ý.

5.  Phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc trưng vùng miền

Mỗi vùng miền ở Việt Nam sẽ có khí hậu, đất đai vị trí địa lý khác nhau. Vì thế, người dân hãy tận dụng thế mạnh của mỗi vùng miền để phát triển được loại nông sản phù hợp, đa dạng, phong phú. Có rất nhiều loại nông sản, đặc sản Việt Nam không chỉ người dân trong nước mà còn rất nhiều nước trên Thế Giới yêu thích và đón nhận.

Với những mặt hàng nông sản, đặc sản xuất khẩu thành công sang nước ngoài, cần mở rộng thêm quy mô sản xuất, ưu tiên phát triển vùng, miền về sản phẩm đặc trưng đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước. Mỗi địa phương cần xây dựng cho mình chiến lược phát triển nông sản bền vững liên kết với nhiều đối tác để sản xuất thành công sang nước ngoài.


Danh Mục