1. Trang Chủ
  2. Góc Chia Sẻ
  3. Mô hình trồng ngô sinh khối, bà con càng làm càng mê

Mô hình trồng ngô sinh khối, bà con càng làm càng mê

Tỉnh Quảng ngãi đang phối hợp với một số doanh nghiệp để xây dựng chiến lược phát triển mô hình trồng ngô sinh khối với quy mô lớn, tập trung nhằm phục vụ cho công cuộc chăn nuôi.


Ngô sinh khối tốn ít chi phí đầu tư, công chăm sóc nhưng mang lại lợi nhuận cao. Ảnh: N.Đ.

Tại xã Hành Phước (huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) người nông dân ở đây đã tiến hành thu hoạch vụ ngô hè thu. Với diện tích lên tới 1.500m2, đây đang là vụ thứ 2 của gia đình của chị Tuyến tại thôn Đệ An, xã Hành Phước đã và đang trồng ngô sinh khối với giống ngố PAC339.

Chị Tuyến chia sẻ: Trồng ngô sinh khối có khá nhiều mặt lợi, điều đầu tiên là rút ngắn được thời gian thu hoạch, mỗi vụ trồng chỉ trong khoảng 80 ngày. Cũng nhờ đó mà bà con khồn cần phải quá lo lắng về vấn đề thời tiết và sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất như chúng ta trồng các loại ngô lấy hạt, đồng thời lại còn tăng hệ số sử dụng đất trồng và còn tăng thu nhập cho bà con.

Vụ hè thu của năm nay, tại thôn Đệ An có khoảng 60 hộ áp dụng mô hình trồng ngô sinh khối trên diện tích đất trồng khoảng 10,5 ha. Đa số các hộ dân ở địa phương đều khẳng định việc trồng ngô sinh khối có thể giảm đáng kể việc chăm sóc cũng như chi phí đầu tư. Hơn thế nữa, ngô sinh khối được thu hoạch là sản phẩm tươi (giai đoạn ngô chín sáp), do vậy sau khi thu hoạch bà con nông dân không mất thêm chi phí trong việc tách, phơi hạt và bảo quản.

Chị Võ Thị Thu Nhi cũng trú tại thôn Đệ An cho biết, trong quá trình canh tác ngô sinh khối trong vụ vừa qua, chị và nhiều hộ gia đình tại địa phương khi canh tác lượng phân bón sử dụng rất ít, tiền thuê nhân công cũng được giảm đáng kể nhưng ngô vẫn được phát triển tốt, năng suất cao và mang lại lợi nhuận cao.


Ảnh: L.K.

Chị chia sẻ: ”Nhà tôi vừa thu hoạch 3.000m2 ngô sinh khối. Bình quân cứ 1 sào (tương đương 500m2) thu hoạch được 2.5 tấn ngô cây, với giá bán được 1,3 triệu đồng/tấn, cho thu về 3,3 triệu đồng/sào. Như những vụ trước nhà tôi trồng ngô thu hạt thu được 300kg/1 sào hạt khô, với giá bán ngô hạt là 7.000 đồng/kg thì cũng chỉ được 2,1 triệu đồng. Trong khi đó, việc trồng ngô lấy hạt trước đây sẽ cho thu hoạch lâu hơn, mỗi năm chỉ có thể sản xuất được 2 vụ/ năm”.

Vào thụ hè thu vào năm 2021, trên toàn huyện Nghĩa Hành có 250 ha diện tích đất đang trồng ngô sinh khối, năng suất mỗi vụ trung bình đạt từ 50-60 tần/ha. Với mô hình trồng này mỗi năm bà con có thể sản xuất 3 vụ, người dẫn thu về gần 90 triệu đồng/ha/năm. Từ những chia sẽ trên có thể  thấy đây là một trong những giải pháp tốt mà bà con áp dụng để chuyển đổi những diễn tích đất trồng nông nghiệp đang sản xuất kém hiệu quả.

Chủ tịch Hội nông dân thị trấn Chợ Chùa, ông Võ Thanh Quý nhận định rằng, ưu điểm của ngô sinh khối là lợi công và thu hoạch nhanh. Như chúng ta thấy, ngô lấy hạt sau khi thu hoạch còn phải tách hạt rồi phơi khô. Không những thế, với những hộ trồng ngô diện tích lớn, sau khi thu hoạch mà gặp thời tiết xấu mưa gió thì việc phơi nắng gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy mà ngô sinh khối hiện đang là hướng đi tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Ảnh: N.Đ.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay mới phát triển được khoảng 350ha đang trồng ngô sinh khối. Theo dự kiến của tỉnh đến năm 2022 sẽ phát triển diện tích trồng lên 500ha và sang năm 2023 là 600ha và ổn định trở thành một vùng nguyên liệu lớn. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có các huyện Mộ Đức, Ba Tơ, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa là những huyện đang có diện tích đất trồng ngô sinh khối lớn của tỉnh. Một số khu vực đạt được năng suất rất cao, đạt được từ 60-64 tấn/ha.

Theo Ông Ngô Hữu Phước, Trưởng ban cung ứng trang trại bò sữa Vinamilk tỉnh Quảng Ngãu cho biết: Theo kế hoạch đã định ra thì năm 2021 đơn vị này sẽ thu mua 15.000 tấn ngô sinh khối, từ đầu năm tới tháng 6 đã thu mua trên 5.500 tấn. Đây được xem là một hướng đi mới mẻ giúp cho bà con ở đây có nguồn thu nhập ổn định để cải thiện kinh tế.

Áp dụng phương pháp trồng ngô sinh khối rút ngắn được  thời gian thu hoạch. Do đó, bà con sản xuất có thể tăng vụ trồng trong 1 năm, giúp giảm thiểu được những nguy cơ rủi ro do điều kiện thời tiết, giảm đáng kể được lượng phân bón. Cây ngô từ thời điểm chín sáp đến lúc chín hoàn toàn là giai đoạn cần sử dụng nhiều dưỡng chất, do đó cây sẽ làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất.

Với những chia sẻ trên thì việc chuyển đổi từ trồng ngô lấy hạt sang ngô sinh khối làm nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi hiện đã và đang là xu hướng mới mở ra hướng sản xuất mới cho bà con tại tỉnh Quảng Ngãi. Với mô hình trồng này, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con, không còn lo lắng nhiều đến vấn đề nhức nhối “được mùa mất giá, được giá mất mùa” vẫn thường xuyên xảy ra từ trước tới nay.


Danh Mục