1. Trang Chủ
  2. Góc Chia Sẻ
  3. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp TRỌNG TÂM cần chú ý

Một số giải pháp phát triển nông nghiệp TRỌNG TÂM cần chú ý


Nông nghiệp được xem là ngành kinh tế chủ lực nước Việt Nam được nhiều bạn bè biết đến và cũng là nhà cung ứng nông sản hàng đầu trên Thế Giới hiện nay. Nhưng làm thế nào để nền nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững và đổi mới, mỗi năm đều gia tăng sản lượng xuất khẩu?

1. Chính sách trợ giúp người nông dân sản xuất

Với mong muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng – kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền Nhà Nước đã ban hành công văn mới. Nội dung yêu cầu Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn sửa đổi, bổ sung, đưa ra chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất lúa không đạt hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả.

Phát Triển Nông Thôn và Bộ Nông Nghiệp phối hợp với Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư để theo dõi kiểm soát, hoàn thiện chính sách hỗ trợ người dân tham gia sản xuất, đẩy mạnh phát triển những vùng nguyên liệu trong nước thay thế nguồn nhập khẩu, đầu tư cho công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương để có thêm phương hướng triển khai giá bình ổn, đảm bảo quyền lợi cho người nông dân.

2. Xử lý khó khăn tiêu thụ nông sản

Giải pháp tháo gỡ khó khăn tiêu thụ ngành nông sản được Thủ Tướng yêu cầu Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển nông thôn phối hợp Bộ Công Thương để xử lý nhanh gọn vướng mắc người dân đẩy đà cho hoạt động tiêu thụ nông sản tốt hơn. Nâng cao hệ thống kiểm dịch chặt chẽ, tăng cường hỗ trợ người dân triển khai cấp mã vùng trồng trọt đảm bảo an toàn và dễ truy gốc nguồn gốc xuất xứ khi gặp vấn đề.

Đồng thời kiểm soát chặt chẽ thông tin và quá trình trao đổi mua bán xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đẩy nhanh tiến độ đàm phán quản lý chất lượng để tăng sản lượng. Cùng với đó, là hỗ trợ người dân phát triển thêm hệ sinh thái nông nghiệp, xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển nông nghiệp hữu cơ và ứng dụng rành rọt công nghệ cao. Vận động người dân tham gia các buổi họp địa phương nâng cao kiến thức nông nghiệp, tận dụng tối đa nguồn lực.

3. Ngăn chặn tăng giá bất hợp lý

Nhà Nước đã yêu cầu các cơ quan đảm nhiệm từng địa phương phối hợp rà soát, tăng cường công tác quản lý chặt chẽ với một số mặt hàng thiết yếu, tăng cường thanh tra, kiểm tra thị trường, ngăn chặn đầu cơ tích trữ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý,..Nếu phát hiện lập tức xử lý theo Pháp Luật để làm gương cho các chủ cơ sở sản xuất doanh nghiệp,…Tăng cường quảng bá hình ảnh thực phẩm Việt Nam an toàn chất lượng đến bạn bè khắp Thế Giới thông qua hội chợ triển lãm, lễ hội trong nước và quốc tế,….Đẩy mạnh khâu kết nối cung và cầu, tham gia vào hệ thống chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế, đẩy mạnh hoạt động thương mại tiêu thụ nông sản, xây dựng thêm sàn giao dịch nông sản hiệu quả,….

4. Ngăn tình trạng “ đất sốt”

Để người dân có thể an tâm sản xuất, Chính Phủ đã yêu cầu các cơ quan từng địa phương đề xuất ngăn chặn tình trạng “ sốt đất”. Giá đất tăng, làm tâm lý người dân phấn khích tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vì thế, Nhà Nước cần phải khẩn trương sửa đổi, bổ sung một số quy định trong bộ luật đất đai, trong đó có giá.


5. Chú trọng môi trường kinh doanh

Nhà Nước tập trung hỗ trợ ngành chế biến nông sản, lâm nghiệp, thủy sản đi đôi với thị trường và phát triển nông thôn, xây dựng chính sách ưu đãi và tạo môi trường minh bạch, thông thoáng cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nguyên liệu, chế biến nông sản. Không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn, thân thiện, tiêu chí rõ ràng, minh bạch để dễ dàng tiếp cận đúng với tiêu chuẩn Quốc Tế. Bên cạnh đó, 

Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã phối hợp với Trung Ương Hội Nông Dân Việt Nam đề xuất chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân khởi nghiệp sáng tạo, bố trí dự án và dự phòng ngân sách.

Danh Mục