Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp từ việc sử dụng phân bón đúng

Chi tiết - Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp từ việc sử dụng phân bón đúng

Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp từ việc sử dụng phân bón đúng

Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp từ việc sử dụng phân bón đúng

Dự án “Sử dụng phân bón đúng” với ngân sách dự kiến là 4,4 triệu USD hướng tới nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân và giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa từ việc sử dụng phân bón đúng.

Sáng 9/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tổ chức hội thảo khởi động dự án “Sử dụng phân bón đúng”. Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm với ngân sách dự kiến là 4,4 triệu USD, do Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN&PTNT là chủ dự án và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) là cơ quan thực hiện dự án.

Hội thảo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ Ralph Bean cùng với hơn 80 đại biểu từ các Ban, bộ, ngành, cơ quan chuyên môn của địa phương, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và các viện nghiên cứu liên quan.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho biết: “Trong số các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, mục tiêu “Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm” và mục tiêu “Hành động về khí hậu” là 2 trong số 17 mục tiêu mà Liên hợp quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ tại Việt Nam. Nhận thức tầm quan trọng này, Chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng đã và đang có nhiều nỗ lực và hành động thiết thực nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế nhưng hài hoà với nhiệm vụ bảo vệ môi trường”.
Cụ thể, Bộ NN&PTNT đã ban hành Đề án “Phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050” với mục đích khai thác tiềm năng, lợi thế nguyên liệu hữu cơ sẵn có để sản xuất phân bón hữu cơ góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, cân đối dinh dưỡng vô cơ – hữu cơ để duy trì và nâng cao sức khỏe đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững; Đề án “Phát triển quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPMH) đến năm 2030” với mục tiêu tăng cường sức khỏe cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất… và gần đây nhất là Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh”.
Theo đó, Bộ NN&PTNT định hướng xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo hướng tới giảm phát thải, chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ đó, góp phần cải thiện thu nhập của bà con nông dân và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Chính vì vậy, Bộ NN&PTNT Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trong việc triển khai Dự án “Sử dụng phân bón đúng”. Nội dung của dự án là phù hợp với các ưu tiên và chính sách của Việt Nam, với cách tiếp cận 4 đúng trong trong quản lý dinh dưỡng, bao gồm yêu cầu sử dụng: đúng loại, đúng tỷ lệ, đúng thời điểm và đúng địa điểm. Đây không phải là dự án đầu tiên hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng là một trong các dự án hướng tới thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững và có trách nhiệm với môi trường.
Thứ trưởng Hoàng Trung chia sẻ thêm: “Thông qua dự án này, tôi mong muốn sẽ nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân và giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa từ việc sử dụng phân bón đúng”.
Về phía Hoa Kỳ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper cho biết: Năm 2023, Việt Nam – Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, mở ra những cơ hội mới cho hợp tác nông nghiệp vì sự phát triển bền vững.
Đại sứ Marc E. Knapper cho rằng, sự tăng trưởng vượt bậc và bền vững của thương mại nông nghiệp là sự phản ánh tuyệt vời về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Năm 2023, Việt Nam được xếp hạng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 10 đối với hàng hóa, nông sản vào Hoa Kỳ và Hoa Kỳ là nước nhập khẩu nông sản lớn thứ hai của Việt Nam.
Việt Nam cũng giữ vị trí quan trọng là một trong những nhà cung ứng gạo lớn nhất toàn cầu với hơn 7 triệu ha trồng lúa, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Do đó, Đại sứ cho rằng, dự án “Sử dụng phân bón đúng” sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cho nông dân trồng lúa nhằm nâng cao sinh kế, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện sức khỏe đất.

Dự án dự kiến sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế hiệu quả hơn trong lĩnh vực nông nghiệp; tiếp cận thị trường và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Cụ thể, mục tiêu của Dự án là nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân và giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa từ việc sử dụng phân bón đúng.
Dự án được triển khai tại 3 tỉnh đồng bằng sông Hồng (gồm Hải Dương, Thái Bình, Nam Định) và 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (gồm Cần Thơ, Đồng Tháp và Sóc Trăng).
Dự kiến sẽ có hơn 2.600 cá nhân được hưởng lợi trực tiếp từ đào tạo ngắn hạn do dự án hỗ trợ. Trong quá trình thực hiện dự án, các loại khí nhà kính như CH4, N2O cũng được tiết giảm, tính tương đương sang CO2 sẽ là 56.000 tấn CO2/năm so với thời điểm trước khi thực hiện dự án./.

Sản phẩm nổi bật

Xem sản phẩm dành riêng cho bạn
Danh mục SP - 1

Danh mục SP - 1

Danh mục SP – 2

Danh mục SP – 2

Sản phẩm Liên Doanh

Sản phẩm Liên Doanh

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Bón phân theo nguyên tắc 4 đúng

Bón phân theo nguyên tắc 4 đúng

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới

HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU 50% DIỆN TÍCH TRỒNG TRỌT SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ

HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU 50% DIỆN TÍCH TRỒNG TRỌT SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ

HƯỚNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG

HƯỚNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG

HƯỚNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP XANH, SẠCH, BỀN VỮNG BẰNG PHÂN BÓN HỮU CƠ

HƯỚNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP XANH, SẠCH, BỀN VỮNG BẰNG PHÂN BÓN HỮU CƠ