Ngày 1/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì buổi gặp mặt phóng viên báo chí nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024.
Tại buổi gặp mặt,
Ngày 1/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì buổi gặp mặt phóng viên báo chí nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024.
Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: Ngay từ đầu năm 2024 toàn ngành nông nghiệp, nông thôn đã tích cực triển khai nhiệm vụ trọng tâm thực hiện kế hoạch năm 2024; trong đó, tập trung triển khai các biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chuẩn bị đủ hàng hóa lương thực thực phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp điều tiết bình ổn giá cả thị trường… phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh NLTS bảo đảm ổn định, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiểm soát, giảm thiểu tối đa thiệt hại; bảo đảm tốt cung ứng hàng hóa, nhất là lương thực thực phẩm và đặc sản phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán sắp đến.
Tháng 01/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) NLTS 5,14 tỷ USD, tăng 79,2% so với cùng kỳ năm trước (CKNT); nhập khẩu 3,72 tỷ USD; xuất siêu 1,43 tỷ USD tăng hơn 4,6 lần so với CKNT.
Kim ngạch xuất khẩu tăng cao, đạt 5,14 tỷ USD nhờ đóng góp của tất cả các nhóm hàng đều tăng: Lâm sản 1,49 tỷ USD, tăng 72,5%; thủy sản 730 triệu USD, tăng 60,8%; nông sản 2,71 tỷ USD, tăng 93,8%; chăn nuôi 36 triệu USD, tăng 3,5%; đầu vào sản xuất 177 triệu USD, tăng 49,2%.
Giá trị xuất khẩu NLTS tới các thị trường đều tăng. Trong đó xuất khẩu sang khu vực Châu Mỹ 1,18 tỷ USD (tăng 93,6%); Châu Phi 104 triệu USD (tăng 185,4%); Châu Á 2,52 tỷ USD (tăng 86,3%); Châu Âu 532 triệu USD (tăng 38,2%) và Châu Đại Dương 78 triệu USD (tăng 100,9%). Giá trị XK sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 23%, tăng 106,9%; Hoa Kỳ chiếm 20,8%, tăng 95,9% và Nhật Bản chiếm 7,4%, tăng 47,5%.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ngành nông nghiệp đề ra các mục tiêu phát triển cho năm 2024, đó là: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,2 – 4,0%; Tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS 54 – 55 tỷ USD; Tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới 80%; Huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM 290 huyện; Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm 82%; Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn >58%; Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42% và nâng cao chất lượng rừng.
Về phát triển thị trường thúc đẩy tiêu thụ nông sản, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết tập trung vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU; mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như: các nước Hồi giáo Halal, Trung Đông, Châu Phi… Tận dụng các FTAs, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng NLTS chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài. Theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ; đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước và cân đối cung cầu dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Phối hợp với các địa phương hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ, năm 2023, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả tích cực. Với sự chỉ đạo và vào cuộc quyết liệt từ lãnh đạo Bộ đến các đơn vị trực thuộc, ngành nông nghiệp khẳng định được vị thế là “bệ đỡ” cho nền kinh tế.
Thứ trưởng cũng đánh giá, trong những thành quả mà ngành nông nghiệp đạt được có sự đóng góp không nhỏ của các phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tấn báo chí.
Thay mặt lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến gửi lời cảm ơn tới các cơ quan thông tấn, báo chí cả nước đã đồng hành cùng sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời, mong muốn các phóng viên, nhà báo sẽ có nhiều bài báo chất lượng, góp phần thông tin, tuyên truyền, phản ánh hơi thở của nông nghiệp một cách toàn diện, đồng bộ, chuyên sâu trên tất cả các lĩnh vực. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: Ngay từ đầu năm 2024 toàn ngành nông nghiệp, nông thôn đã tích cực triển khai nhiệm vụ trọng tâm thực hiện kế hoạch năm 2024; trong đó, tập trung triển khai các biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chuẩn bị đủ hàng hóa lương thực thực phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp điều tiết bình ổn giá cả thị trường… phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh NLTS bảo đảm ổn định, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiểm soát, giảm thiểu tối đa thiệt hại; bảo đảm tốt cung ứng hàng hóa, nhất là lương thực thực phẩm và đặc sản phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán sắp đến.
Tháng 01/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) NLTS 5,14 tỷ USD, tăng 79,2% so với cùng kỳ năm trước (CKNT); nhập khẩu 3,72 tỷ USD; xuất siêu 1,43 tỷ USD tăng hơn 4,6 lần so với CKNT.
Kim ngạch xuất khẩu tăng cao, đạt 5,14 tỷ USD nhờ đóng góp của tất cả các nhóm hàng đều tăng: Lâm sản 1,49 tỷ USD, tăng 72,5%; thủy sản 730 triệu USD, tăng 60,8%; nông sản 2,71 tỷ USD, tăng 93,8%; chăn nuôi 36 triệu USD, tăng 3,5%; đầu vào sản xuất 177 triệu USD, tăng 49,2%.
Giá trị xuất khẩu NLTS tới các thị trường đều tăng. Trong đó xuất khẩu sang khu vực Châu Mỹ 1,18 tỷ USD (tăng 93,6%); Châu Phi 104 triệu USD (tăng 185,4%); Châu Á 2,52 tỷ USD (tăng 86,3%); Châu Âu 532 triệu USD (tăng 38,2%) và Châu Đại Dương 78 triệu USD (tăng 100,9%). Giá trị XK sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 23%, tăng 106,9%; Hoa Kỳ chiếm 20,8%, tăng 95,9% và Nhật Bản chiếm 7,4%, tăng 47,5%.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ngành nông nghiệp đề ra các mục tiêu phát triển cho năm 2024, đó là: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,2 – 4,0%; Tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS 54 – 55 tỷ USD; Tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới 80%; Huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM 290 huyện; Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm 82%; Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn >58%; Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42% và nâng cao chất lượng rừng.
Về phát triển thị trường thúc đẩy tiêu thụ nông sản, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết tập trung vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU; mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như: các nước Hồi giáo Halal, Trung Đông, Châu Phi… Tận dụng các FTAs, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng NLTS chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài. Theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ; đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước và cân đối cung cầu dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Phối hợp với các địa phương hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ, năm 2023, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả tích cực. Với sự chỉ đạo và vào cuộc quyết liệt từ lãnh đạo Bộ đến các đơn vị trực thuộc, ngành nông nghiệp khẳng định được vị thế là “bệ đỡ” cho nền kinh tế.
Thứ trưởng cũng đánh giá, trong những thành quả mà ngành nông nghiệp đạt được có sự đóng góp không nhỏ của các phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tấn báo chí.
Thay mặt lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến gửi lời cảm ơn tới các cơ quan thông tấn, báo chí cả nước đã đồng hành cùng sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời, mong muốn các phóng viên, nhà báo sẽ có nhiều bài báo chất lượng, góp phần thông tin, tuyên truyền, phản ánh hơi thở của nông nghiệp một cách toàn diện, đồng bộ, chuyên sâu trên tất cả các lĩnh vực.